Nguyên nhân đau răng - colgate

Các nguyên nhân gây đau răng tiềm ẩn: Sâu răng không phải là nguyên nhân duy nhất gây đau răng

Bạn là người vô cùng coi trọng việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của mình. Bạn không bao giờ bỏ lỡ đợt kiểm tra răng miệng định kỳ hai năm một lần, bạn đánh răng hai lần một ngày và hết sức chú ý khi ăn đồ ngọt hoặc thức ăn chế biến sẵn. Dù cho thói quen chăm sóc răng miệng của bạn có hoàn hảo đến đâu, bạn vẫn có khả năng phải trải qua những cơn đau răng không hề dễ chịu. Sâu răng là thủ phạm phổ biến nhất gây ra đau răng, nhưng bên cạnh đó vẫn còn các nguyên nhân khác. Chúng còn bao gồm cả nghiến răng dẫn tới nhiễm trùng xoang. Hãy cùng tìm hiểu các loại đau răng khác nhau, nguyên nhân tiềm ẩn ngoài sâu răng của chúng và lý do tại sao bạn nên tìm đến hướng dẫn nha khoa chuyên nghiệp khi cơn đau của bạn kéo dài hơn 1 hoặc 2 ngày.

Răng ê buốt

Ví dụ, nếu bạn cảm thấy đau buốt khi ăn uống thức ăn hoặc đồ lỏng quá nóng hoặc quá lạnh, bạn hoàn toàn có khả năng đang bị sâu răng. Nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn gặp phải tình trạng răng ê buốt. Răng ê buốt xảy ra khi lớp trong của răng - hay còn gọi là ngà răng, bị lộ ra ngoài. Kiểu đau răng này xảy ra dù cho bạn không bị sâu răng. Ngà răng thường bị lộ ra ngoài khi men răng bị mòn hoặc tụt nướu. Tình trạng trên xảy ra bởi đánh răng quá mạnh, chấn thương hoặc một vài nguyên nhân khác.

Một số vấn đề đau răng nghiêm trọng hơn

Nếu chợt đau buốt khi cắn thức ăn, nguyên nhân có thể là do răng bị nứt. Nếu bạn bị đau nhói liên tục, có khả năng bạn đã bị áp xe răng hoặc nhiễm trùng. Bạn nên đi khám chuyên gia nha khoa về vấn đề này càng sớm càng tốt. Bởi nếu răng bạn bị áp xe, nhiễm trùng khu vực đó có khả năng lan rộng ra khắp miệng hoặc cổ bạn.

Nguyên nhân có thể không phải do răng của bạn

Nếu bạn không có bất kỳ dấu hiệu sâu răng nào nhưng cơn đau vẫn kéo dài, vậy bạn cần tìm hiểu thêm các nguyên nhân khác. Ví dụ, nhiễm trùng xoang là một nguyên nhân gây đau răng ít phổ biến nhưng khá đáng kể. Nếu bạn chỉ bị đau răng trên ở hai bên mặt, viêm xoang có thể là thủ phạm chính. Kiểu đau răng này thường đi kèm hoặc kéo theo nghẹt mũi và đau xung quanh phần xoang của bạn. Nếu bạn nghi rằng đây là nguyên nhân gây đau răng, bạn có thể đi khám bác sĩ chuyên khoa để thảo luận thêm về phương pháp phòng ngừa và chữa trị.

Giả sử bạn cảm thấy đau ở hàm hơn là chỉ một chiếc răng cụ thể nào đó. Trong trường hợp này rối loạn khớp thái dương hàm có thể là nguyên nhân chính. Bạn có thể bị chứng rối loạn này bởi các tổn thương trực tiếp hoặc chấn thương vùng hàm, nghiến răng (bruxism), viêm khớp hoặc ung thư cũng có thể ảnh hưởng vùng hàm của bạn. Nếu bạn vẫn còn răng khôn, răng hàm bị ảnh hưởng cũng có thể là nguyên nhân gây ra đau hàm. Răng hàm của bạn bị ảnh hưởng khi không còn chỗ trống phía trong miệng để chúng có thể nhú khỏi lợi đúng cách.

Hãy đi khám chuyên gia nha khoa để chắc chắc bạn nhận được chẩn đoán và điều trị hợp lý

Kể cả khi cơn đau răng của bạn âm ỉ hơn là cảm giác đau buốt, bạn cũng không nên chủ quan mà không đi kiểm tra nguyên nhân cụ thể dẫn tới cơn đau. Có lẽ bạn cảm thấy việc gọi điện ngay cho phòng khám nha khoa của bạn khi bạn bị đau răng theo từng cơn là một việc vô cùng bất tiện và không đáng thực hiện, nhưng đợi tới khi cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn lại là một lựa chọn không hề sáng suốt. Bất kể kiểu đau và mức độ đau răng, bạn nên gọi ngay cho chuyên gia nha khoa để đặt lịch khám.

Theo lưu ý của Phòng khám Mayo Clinic, có một nguyên nhân khác khiến bạn nên đi gặp chuyên gia nha khoa để kiểm tra tình trạng đau răng của mình. Nghiên cứu mới chỉ ra nguyên nhân đáng lo ngại đối với một số loại thuốc giảm đau răng không kê đơn. Benzocaine, một thành phần được tìm thấy trong rất nhiều gel chữa đau răng, có liên quan đến một bệnh hiếm gặp nhưng đôi khi gây chết người gọi là methemoglobin huyết. Chuyên gia nha khoa có thể giúp bạn xác định liệu thuốc chứa benzocaine có phù hợp với tình trạng của bạn và liều lượng an toàn cho bạn sử dụng là bao nhiêu.

Nguyên nhân gây ra đau răng không phải lúc nào cũng rõ ràng. Nhưng chẩn đoán kết luận về nguồn gốc cơn đau từ chuyên gia nha khoa có thể giúp bạn đi đúng hướng trong việc giảm thiểu cơn đau và điều trị chúng. Có thể bạn không muốn tiến hành tìm kiếm nguyên nhân dẫn đến đau răng nếu đó không phải do sâu răng gây ra, nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng của bạn, tốt nhất bạn nên tiến hành kiểm tra một cách nghiêm túc. Trong khi chờ tới lịch khám chuyên gia nha khoa, bạn có thể tìm hiểu các mẹo xử lý tình trạng đau răng tại nhà và tiếp tục duy trì thói quen chăm sóc răng miệng hợp lý của bản thân!