đau dây thần kinh răng  - colgate

Tại sao bạn bị đau dây thần kinh răng

Đau răng chuyển nặng có thể có nhiều dạng và mức độ khác nhau – đau âm ỉ, đau nhói kéo dài, hoặc thậm chí là cơn đau buốt khiến bạn choáng váng ngay lập tức. Nhưng bạn sẽ biết rõ cảm giác này, nếu bạn thường bị đau răng.

Mặc dù đau dây thần kinh răng không hề dễ chịu, đây lại là tình trạng mà hầu hết mọi người đều từng trải qua. Dù cơn đau đến từ một chiếc răng sâu hay bị nứt, đau răng chuyển nặng chính là tình trạng phổ biến khiến bạn cảm nhận được cơn đau đó.

Giải phẫu đau dây thần kinh răng

Một chiếc răng bao gồm bốn phần: men răng, ngà gốc răng, ngà răng và tủy răng.

  • Men răng là chất ngoài cùng chắc chắn nhất trên răng. Vai trò của men răng là để bảo vệ thân răng.
  • Ngà gốc răng là lớp tiếp theo, lớp này bảo vệ chân răng bên dưới viền nướu.
  • Kế đó là lớp ngà răng, dù lớp này không đặc như men răng hoặc ngà gốc răng. Trong ngà răng chứa các ống cực nhỏ liên kết với tủy răng.
  • Thông thường, một chiếc răng khỏe mạnh sẽ có một lớp men vô cùng cứng bảo vệ toàn bộ lớp ngà răng và phần nướu sẽ bảo vệ phần chân răng. Khi men răng bị tổn thương (mẻ, nứt, mòn) hay bị tụt lợi sẽ làm lộ lớp ngà răng ra bên ngoài. Đây là nơi chứa rất nhều ống ngà, dẫn trực tiếp đến tủy răng (nơi chứa rất nhiều dây thần kinh, các mạch máu và các mô liên kết của răng). Khi răng phải tiếp xúc với những yếu tố nóng, lạnh hoặc có tính axit... chúng sẽ khiến các dây thần kinh bị kích động, gây ê buốt.

Dây thần kinh răng bị lộ ra ngoài như thế nào

Các dây thần kinh bên trong tủy răng của răng chúng ta rất nhạy cảm và có thể tiếp xúc với thức ăn và đồ uống mà chúng ta tiêu thụ. Một số loại thức ăn và đồ uống có thể gây ra phản ứng đau. Thường chúng có thể là thức ăn và đồ uống lạnh, nóng và ngọt. Khi những dây thần kinh này mất đi lớp phủ bảo vệ, chúng có thể trở nên nhạy cảm khi đánh răng và cử động. Dưới đây là một số nguyên nhân gây đau dây thần kinh răng:

  • Răng bị nứt: Bạn có thể đang gặp tình trạng răng bị nứt nếu bạn thấy đau khi nhai. Răng nứt khiến chất đường và sự thay đổi nhiệt độ ảnh hưởng tới dây thần kinh của răng bạn .
  • Bệnh nướu răng: Khi nướu bị tụt xuống, chúng cho phép thức ăn và đồ uống nóng, lạnh ảnh hướng tới dây thần kinh trong răng.
  • Sử dụng thuốc lá: Hút thuốc lá và sử dụng các loại thuốc lá không khói có thể làm hỏng răng và nướu, khiến răng bị ê buốt.
  • Nghiến răng: Những người bị tật nghiên răng thường nghiến răng khi ngủ Điều này khiến men răng bị hư hại và có thể làm tăng tình trạng ê buốt của răng.
  • Đồ ngọt: Sâu răng là những kẽ hở bị hư hại trên bề mặt răng. Đường là yếu tố góp phần hình thành sâu răng, dẫn đến tăng nguy cơ đau dây thần kinh răng.
  • Vệ sinh răng miệng kém: Đánh răng và dùng chỉ nha khoa không đúng cách có thể dẫn tới sâu răng và bệnh nướu răng. Vệ sinh răng miệng đúng cách giúp bạn phòng ngừa khả năng hình thành đau dây thần kinh răng.

Các thực phẩm cần tránh

Xác định được loại thực phẩm nào là thủ phạm cho cơn đau của bạn giúp bạn tập trung những gì bạn nên tiêu thụ để giảm bớt kích ứng. Các loại thực phẩm phổ biến nhất có liên quan tới đau dây thần kinh răng là các loại nóng và lạnh, đường và ngọt, cũng như chua và có tính axit. Hãy nhớ rằng đồ uống cũng thuộc những loại này. Nước đá, cà phê, trà và nước ngọt đều có thể khiến bạn nhăn mặt vì đau nếu dây thần kinh răng đã bị lộ ra ngoài. Hãy nhớ rằng, bất cứ đồ ăn nào có hàm lượng đường cao, chẳng hạn đồ tráng miệng, nước ngọt và các loại nước giải khát khác, đều góp phần làm mòn men răng. Bất kể loại thức ăn, đồ uống nào gây ra tình trạng này, việc thăm khám nha sĩ để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân cơn đau cũng như cách giải quyết chúng là điều vô cùng cần thiết.

Cũng giống như các tình trạng răng miệng tương tự khác, bạn có thể tránh tình trạng đau dây thần kinh răng bằng cách xây dựng thói quen chăm sóc răng miệng tốt. Nền tảng cho một khuôn miệng khỏe mạnh bắt đầu bằng việc chải răng ít nhất hai lần một ngày, chải răng trong vòng 02 phút. Và cũng đừng quên sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày. Hãy nhớ rằng khám răng định kỳ với nha sĩ 6 tháng một lần cũng là một việc quan trọng khác cần nhớ. Nha sĩ của bạn được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng để nhận ra bất kỳ vấn đề răng miệng đang chớm nở nào, đồng thời giúp bạn duy trì thành quả nỗ lực chăm sóc răng miệng với hàm răng luôn khỏe mạnh.