áp-xe nướu ở trẻ em  - colgate

Áp-Xe Răng Ở Trẻ Em: Những Điều Cha Mẹ Cần Biết

Áp-xe là bệnh nhiễm trùng khu trú có thể xảy ra ở bất kỳ đâu trên cơ thể và thường xuất hiện dưới dạng một vết sưng tấy kèm mủ. Áp-xe là một phần trong nỗ lực của hệ miễn dịch nhằm chống lại sự viêm nhiễm. Hãy tưởng tượng bạn đang cùng ăn một bát bắp rang bơ với con mình khi xem phim, và vỏ bỏng ngô bị kẹt giữa răng và mô nướu của bé. Nếu nó không được lấy ra, nướu có thể bị nhiễm trùng và hình thành áp-xe.

Dấu Hiệu Của Áp-Xe Răng

Khi một đứa trẻ bị áp-xe răng, chúng có thể cảm thấy đau đớn ở phần mô nướu bị tổn thương do áp lực từ mủ bị kẹt ở trong. Cảm giác đau đớn này có thể lan rộng đến tai, cổ, hàm và nặng hơn khi nằm xuống. Áp-xe có thể gây tấy đỏ hoặc sưng mặt, và nướu có thể trông sáng bóng, sưng và đỏ. Con bạn cũng có thể sẽ phàn nàn về mùi hôi trong miệng bé, hoặc bạn có thể nhận thấy hơi thở của bé có mùi.

Điều Trị Áp-xe Răng

Nếu bạn nghĩ con bạn bị áp-xe răng hãy đưa bé đến gặp nha sĩ ngay. Áp-xe răng không tự khỏi, và nếu không được điều trị, áp-xe có thể phá hủy răng và xương xung quanh. Nhiễm trùng có thể lan ra ngoài nướu gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Quá trình điều trị áp-xe răng bao gồm việc loại bỏ nguyên nhân gây nhiễm trùng và dẫn lưu lượng mủ tích tụ. Nếu có dị vật mắc kẹt giữa răng và nướu, nha sĩ sẽ thận trọng loại bỏ nó. Mủ có thể được dẫn lưu qua túi nướu (khoảng không giữa răng và nướu) hay một vết rạch trong mô nướu. Thông thường, quy trình này được hiện kèm gây mê cục bộ, nghĩa là con bạn vẫn tỉnh táo, nhưng những khu vực bị nhiễm trùng trong miệng bé sẽ không có cảm giác gì.

Con bạn sẽ thấy khá hơn khi áp-xe đã được điều trị. Bé có thể được kê đơn thuốc để giúp đối chọi với bất cứ cơn đau dai dẳng nào. Thuốc kháng sinh có thể được kê nếu tình trạng nhiễm trùng biến nặng.

Ngăn Ngừa Áp-xe Răng Ở Trẻ Em.

Chải răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên có thể giúp tránh áp-xe răng đau đớn. Trẻ em nên chải răng hai lần một ngày (sáng và tối), bắt đầu ngay từ khi chiếc răng đầu tiên của bé nhú lên. Cha mẹ nên giúp con mình làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa một lần mỗi ngày khi các mặt răng bắt đầu tiếp xúc.

Mặc dù con bạn có thể hào hứng muốn tự mình chải răng, các bé có thể không thể tự chải răng cho đến khi lên 6 đến 8 tuổi. Nếu con bạn đã đủ lớn để bắt đầu tự chải răng, hãy kiểm tra răng của bé sau đó để đảm bảo bé không bỏ qua bất cứ khu vực nào.

Thăm khám nha sĩ thường xuyên cũng giúp giữ cho nướu và răng của trẻ khỏe mạnh. Bé có thể gặp nha sĩ lần đầu khi mọc chiếc răng đầu tiên. Sau đó, các bé nên được kiểm tra tổng thể răng miệng sáu tháng một lần.

Áp-xe răng có thể gây đau đớn cho cả trẻ em và người lớn. Nếu con bạn có bất cứ dấu hiệu nào của sự khó chịu quanh nướu, đừng trì hoãn việc đưa trẻ đến gặp nha sĩ. Có thể bé đang gặp vấn đề về áp-xe răng cần được chữa trị bởi nha sĩ.