Bị viêm lợi uống thuốc gì nhanh hết bệnh?
Badge field

Bị viêm lợi uống thuốc gì? Các loại thuốc chữa viêm lợi hiệu quả

Published date field
Published date field Cập nhật mới nhất:

Được Colgate Global Scientific Communications đánh giá về mặt y khoa

Viêm lợi là tín hiệu cho thấy sức đề kháng yếu và chăm sóc răng miệng chưa đúng cách. Bệnh gây đau nhức, hôi miệng thậm chí để lại những hậu quả nghiêm trọng nếu không chữa trị sớm. Vậy bị viêm lợi uống thuốc gì? Hãy cùng Colgate tìm hiểu qua bài viết sau.

Bệnh viêm lợi là gì?

Viêm lợi là tình trạng mảng bám và vi khuẩn tích tụ ở phần lợi chân răng gây viêm nhiễm. Bệnh viêm lợi có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em. Các biểu hiện chính của bệnh có thể thấy là:

  • Nướu sưng to và có màu đỏ thẫm, tím thẫm.

  • Các gai lợi ở giữa kẽ răng sưng, tròn không nhọn như bình thường.

  • Khi chạm tay vào nướu có cảm giác đau, rất dễ chảy máu chân răng, đặc biệt là khi đánh răng.

  • Vùng nướu bị sưng có cảm giác đau nhức, khó chịu.

Nếu bệnh nhân không biết viêm lợi uống thuốc gì và không điều trị sớm, viêm lợi có thể dẫn đến bệnh viêm nha chu, ảnh hưởng đến hệ thống dây chằng nâng đỡ răng làm răng lung lay.

 Viêm lợi là tình trạng phần lợi chân răng viêm nhiễm

Nguyên nhân gây bệnh viêm lợi

Để biết viêm lợi uống thuốc gì thì trước tiên người bệnh cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm lợi. Trong đó, 2 nhóm nguyên nhân thường gặp nhất là:

Viêm lợi do mảng bám

  • Do thói quen vệ sinh răng miệng không đúng cách, các mảng bám tạo thành từ nước bọt, vi khuẩn, mảnh vụn thức ăn tích tụ lại trên răng tạo thành cao răng (vôi răng). Cao răng bám vào chân răng, xâm lấn xuống phần nướu, kết hợp với các vi khuẩn tiết ra độc tố dẫn đến tình trạng viêm nướu.

  • Do cấu trúc răng phức tạp, răng lệch lạc chen chúc nên mảng bám dễ tích tụ.

  • Miếng trám răng hoặc răng giả làm sát lợi, khi không thực hiện đánh răng đúng cách sẽ khiến thức ăn tích tụ lại, gây khó khăn trong việc vệ sinh.

  • Bị mòn cổ răng làm tích tụ vi khuẩn gây viêm lợi.

Viêm lợi do vệ sinh răng miệng không đúng cách

Viêm lợi do các yếu tố khác

  • Thay đổi nội tiết tố: Sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến lợi phản ứng mạnh hơn với axit từ vi khuẩn.

  • Dinh dưỡng: Khi cơ thể thiếu hụt các vitamin A, B, C, D và khoáng chất như canxi, fluor,... dễ xảy ra viêm lợi, chảy máu chân răng do sức đề kháng giảm. Gây tổn thương niêm mạc nướu và giảm chất lượng mô răng, từ đó tăng nguy cơ viêm nướu.

  • Bệnh toàn thân: Các bệnh lý như tiểu đường, bệnh giảm bạch cầu cũng làm ảnh hưởng đến nướu gây viêm lợi.

  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc giảm huyết áp, thuốc điều trị động kinh dễ gây sưng lợi.

  • Hút thuốc lá: Người hút thuốc lá thường có nhiều mảng bám quanh răng và cao răng ở trên và dưới lợi.

Các giai đoạn của bệnh viêm lợi

Viêm lợi phát triển qua các giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng:

Giai đoạn 1: Viêm lợi đỏ

Biểu hiện của bệnh là lợi ửng đỏ, dễ chảy máu khi đánh răng. Viêm có thể lan tới mặt trong của má, nếu không chữa trị đúng cách có nguy cơ bị lở loét miệng.

Giai đoạn 2: Viêm nướu triển dưỡng

Viêm nướu triển dưỡng tức là viêm lợi đang tiến triển. Đây là giai đoạn bệnh nặng thêm gây phù nề, sưng phồng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Bệnh có thể gây nên tình trạng viêm chân răng, sâu răng.

Giai đoạn 3: Viêm nướu hoại tử lở loét

Là giai đoạn rất nghiêm trọng, lúc này lợi của bệnh nhân đã bị tổn thương nặng, có thể dẫn đến hoại tử, lan vào lưỡi. Bệnh nhân có cảm giác khó chịu, đau buốt, hôi miệng, dễ chảy máu.

Để ngăn tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, người bệnh cần biết nguyên nhân và tìm hiểu viêm lợi uống thuốc gì để nhanh khỏi.

Viêm lợi uống thuốc gì nhanh khỏi?

Trong trường hợp bệnh viêm lợi chỉ ở mức độ nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể điều trị tại nhà bằng cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ, dùng nước súc miệng chứa hoạt chất diệt khuẩn, chống viêm như: hexetidin, zin gluconat, chlorhexidine, chlorin dioxide,... 

Nếu tình trạng bệnh nặng hơn, có thể dùng một số loại thuốc kháng sinh răng, kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ. Vậy cụ thể bị viêm lợi uống thuốc gì?

Nhóm thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh có thể dùng dạng viên hoặc dạng gel bôi trực tiếp lên nướu. Các loại thuốc như macrolid, beta-lactam,... giúp loại bỏ vi khuẩn trú ngụ trong nướu răng, ngăn ngừa tình trạng viêm và giảm triệu chứng do bệnh viêm lợi gây ra.

Các kháng sinh trị bệnh viêm lợi được dùng theo mức độ thông dụng như sau:

  • Metronidazole (nhóm nitronidazole): Đặc hiệu trong điều trị nhiễm trùng răng miệng. Metronidazole thường kết hợp với tetracycline, spiramycin hoặc amoxicillin để có kết quả tốt nhất.

  • Amoxicillin (nhóm penicillin): Có tác dụng ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn, giảm nhiễm trùng, thường dùng để điều trị viêm lợi, viêm nha chu,...

Nếu bệnh nhân mẫn cảm với penicillin, nha sĩ có thể kê thuốc:

  • Minocycline/Doxycycline: Có 2 dạng uống và bôi, dùng 2-3 lần/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

  • Clindamycin: Giúp ngăn chặn vi khuẩn tồn tại và phát triển.

  • Ciprofloxacin: Có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây ra bệnh nướu răng.

  • Azithromycin: Làm giảm viêm rất tốt, đặc biệt là bệnh nhân hút thuốc lá.

Lưu ý: Không sử dụng đồ uống có cồn ít nhất 48 giờ sau khi sử dụng Metronidazole để tránh tương tác nguy hiểm.

Người bệnh nên uống thuốc kháng sinh Metronidazol để chữa viêm lợi

Nhóm thuốc kháng viêm

Thuốc viêm lợi chứa hoạt chất kháng viêm non-steroid: Meloxicam, Diclophenac, Ibuprofen có tác dụng giảm triệu chứng viêm, sưng nướu. Với bệnh nhân có bệnh nền hen suyễn hoặc viêm loét đường tiêu hóa, có thể sử dụng thuốc kháng viêm NSAID kết hợp thuốc giảm đau.

Nhóm thuốc chứa Corticosteroid

Thuốc viêm lợi chứa Corticosteroid (Dexamethason, Prednisolon,…) có khả năng chống viêm mạnh, giúp giảm triệu chứng sưng, đỏ, và đau ở lợi. Mặc dù chúng có hiệu quả cao nhưng cũng đi kèm với nhiều tác dụng phụ. Do đó, quan trọng nhất là người bệnh không nên tự ý uống thuốc mà cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Nhóm thuốc giảm đau

  • Paracetamol: Là một loại thuốc giảm đau dùng để giảm triệu chứng đau cơ, đau đầu, đau răng,...

  • Paracetamol kết hợp với Codein: Sự kết hợp này giúp tăng tác dụng giảm đau so với việc sử dụng hai hoạt chất này độc lập.

Người bệnh dùng thuốc giảm đau để chữa viêm lợi

Nhóm thuốc sát khuẩn

Chlorhexidine là một loại thuốc sát khuẩn khá phổ biến, nhưng sử dụng quá nhiều có làm răng bị ố vàng. Các chất sát khuẩn khác như hexetidine, cetylpyridinium chloride, stannous fluoride cũng được sử dụng trong điều trị bệnh viêm lợi dưới dạng nước súc miệng. 

Nhóm thuốc bôi trị viêm lợi

Một số loại thuốc bôi trị viêm lợi hiệu quả bao gồm:

1. Syndent Plus Dental Gel

Loại thuốc thuộc nhóm ETC, có dạng gel lỏng, thường dùng để điều trị sưng lợi, viêm lợi, đau buốt răng và nhiễm khuẩn đường miệng.

  • Người lớn: Sử dụng lượng gel vừa đủ, thoa nhẹ vào vùng răng bị viêm lợi từ 3-4 lần/ngày, cách nhau khoảng 3 giờ.

  • Trẻ nhỏ: Áp dụng tương tự như người lớn, nhưng liều lượng giảm xuống 2-3 lần/ngày, cách nhau khoảng 6 giờ. Chỉ dùng cho trẻ em trên 30 tháng tuổi.

Người bệnh dùng thuốc bôi trị viêm lợi

2. Emofluor Gel

Thuốc bôi Emofluor gel được chỉ định điều trị các vấn đề về chân răng như mòn hở chân răng, viêm lợi, và ê buốt răng. Ngoài ra, nó còn giúp giảm đau do viêm lợi, mòn men răng, sâu vỡ răng.

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh viêm lợi mà bạn cần biết

Không tự ý sử dụng thuốc

Hầu hết các loại thuốc trị viêm lợi là thuốc kháng sinh, người bệnh chỉ nên sử dụng dưới sự hướng dẫn và kê đơn của bác sĩ. Tránh tự ý sử dụng hoặc mua bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự tư vấn của nha sĩ hoặc bác sĩ.

Giữ gìn vệ sinh răng miệng

Với thuốc dạng bôi, hãy vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi bôi thuốc để đảm bảo thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất. Nếu bôi thuốc khi răng miệng chưa được làm sạch kỹ có thể làm tình trạng viêm lợi nặng hơn.

Cẩn trọng với tác dụng phụ

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào không được đề cập trong thông tin về tác dụng phụ, hãy đến gặp bác sĩ uy tín để được điều trị kịp thời. Sử dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ cũng giúp giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc.

 

Người bệnh cần chú ý các tác dụng phụ của thuốc

Bạn hãy chú ý chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng để ngăn ngừa vi khuẩn gây viêm nướu và viêm nha chu. Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng người bệnh sẽ biết được bệnh viêm lợi uống thuốc gì và thường xuyên đến nha khoa kiểm tra để phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến viêm lợi.

Top từ khóa tìm kiếm nhiều nhất: sưng môi, giảm đau răng khôn, thuốc trị hôi miệng, nghiến răng khi ngủ, tưa miệng, cách làm trắng răng, lưỡi bị trắng, sưng má trong miệng, đau hàm