Các bước cấp cứu khi răng bị chấn thương
Badge field

Các Bước Sơ Cứu Đối Với Tình Huống Khẩn Cấp Về Nha Khoa Bạn Có Biết Bạn Cần Làm Gì?

Published date field

Khi trẻ nhỏ bị thương ở miệng, điều đầu tiên các bậc phụ huynh cần làm là phải giữ bình tĩnh. Các bậc phụ huynh cần phải luôn tỉnh táo và giữ một "chiếc đầu lạnh" trong tình huống khẩn cấp về nha khoa để giúp trẻ không cảm thấy lo lắng trong hoàn cảnh đáng sợ. Trong khoảng thời gian trước khi đưa trẻ đến nha sĩ hoặc phòng cấp cứu, liệu bạn có biết cần phải thực hiện các biện pháp sơ cứu nào không?

Đau Răng
Khi con bạn than phiền về cơn đau nhói trong miệng, hãy nhìn qua tình trạng răng của trẻ. Hỏi xem trẻ đau răng nào và liên hệ ngay với nha sĩ để đặt lịch khám. Pha dung dịch nước muối ấm (một muỗng cà phê muối ăn pha vào một ly nước máy) để cho trẻ súc miệng. Nếu trẻ còn quá nhỏ không thể tự súc miệng, hãy chườm túi đá lạnh hoặc khăn lạnh lên má của trẻ và cho trẻ uống thuốc chống viêm không kê đơn.


Rụng Răng
Tất nhiên, răng sữa trẻ em sẽ rụng một cách tự nhiên, nhưng nếu răng bị bật ra khỏi hàm do lực mạnh tác động, hãy tiến hành sơ cứu ngay lập tức. Theo Học viện Nha khoa Nhi Hoa Kỳ, không thể trồng lại răng sữa vì có khả năng làm hỏng răng vĩnh viễn sắp mọc. Trẻ vẫn cần được nha sĩ kiểm tra và đánh giá tình trạng.

Nếu một chiếc răng vĩnh viễn bị rơi ra khỏi ổ răng, hãy súc miệng ngay lập tức bằng nước lạnh và đặt răng trở lại vị trí ổ răng trong miệng của trẻ và giữ chiếc răng vào đúng vị trí bằng khăn giấy sạch. Nếu trẻ bị thương, và việc thay thế răng là không khả thi, hãy bảo quản răng trong một cốc sữa lạnh hoặc nước lạnh.
Hàm Bị Gãy


Nếu trẻ bị chấn thương ở đầu hoặc hàm, tình hình rất nghiêm trọng và bạn cần phản ứng ngay. Hãy gọi cho đường dây nóng 115. Để nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện. Nếu trẻ vẫn còn tỉnh táo, hãy giúp trẻ súc miệng để nhổ bỏ máu trong miệng và kiểm tra trực quan những tổn thương ở miệng. Giữ cho trẻ đứng yên, ngồi yên hoặc ngả vào lòng phụ huynh trong khi chờ được cấp cứu.

Sứt Mẻ Răng
Khi răng của trẻ bị sứt, mẻ hoặc vỡ, hãy theo dõi sát sao tình hình. Các cạnh thô của răng có thể cắt vào môi của trẻ và có thể gây ra tình trạng nhiễm khuẩn. Đặt lịch khám cấp cứu với nha sĩ. Giúp trẻ súc miệng bằng nước ấm để loại bỏ mọi mảnh răng vụn. Sau đó, chườm túi đá hoặc khăn lạnh vào má của trẻ để giảm sưng. Giữ lại những mảnh lớn của chiếc răng bị sứt mẻ trong một ly sữa lạnh hoặc nước lạnh và đưa cho nha sĩ.

Tai nạn có thể xảy ra ở bất cứ đâu; hãy luôn chuẩn bị sẵn sàng. Khi tình trạng cấp cứu đã ổn định hơn, hãy cho trẻ được điều trị chuyên khoa càng sớm càng tốt.