Badge field

Trước Khi, Trong Khi Và Sau Khi: Thực Hiện Dán Răng

Published date field

Khoảnh khắc bạn nhận ra mình đã bị sứt hoặc mẻ một chiếc răng không chỉ khiến mất đi vẻ đẹp nụ cư ời của bạn; mà còn có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn nếu không được điều trị kịp thời. May mắn thay, dán răng là một thủ thuật đơn giản và tương đối thoải mái đối với những người cần phục hồi răng bị hỏng hoặc răng yếu.

So với các thủ thuật nha khoa thẩm mỹ khác, dán răng có thể được thực hiện nhanh chóng và mang lại kết quả lâu dài. Nếu bạn nghĩ rằng phương pháp này có thể là chìa khóa để có nụ cười rạng rỡ, thì dưới đây là những điều mà bạn cần biết trước khi, trong khi và sau khi thực hiện dán răng.

Trước Khi Thực Hiện

Dán răng chỉ đơn giản là một thủ thuật qua đó nha sĩ có thể giúp bạn có được nụ cười đẹp hơn, nhưng đó không phải là lựa chọn duy nhất của bạn. Phương pháp này hiệu quả nhất trên các khu vực của miệng chỉ phải chịu lực cắn nhẹ, như răng cửa và những răng cần điều trị không đáng kể. Theo Cleveland Clinic, khi tổn thương răng nghiêm trọng hơn hoặc trong khu vực có áp lực cắn cao, nha sĩ có thể đề nghị thực hiện dán răng sứ veneer hoặc gắn mão răng - cả hai biện pháp này đều lý tưởng trong việc khắc phục tổn thương nghiêm trọng hoặc phục hồi răng hàm. Nha sĩ có thể giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với bạn.

Trong Khi Thực Hiện

Kỹ thuật dán răng được thực hiện bằng cách dán một loại nhựa được đúc và làm cứng từ trước để lấp đầy các vết nứt hoặc mẻ xuất hiện ở răng của bạn. Dường như không thể phân biệt được lớp dán này với men răng tự nhiên của bạn, nhưng trước khi nha sĩ bắt đầu công việc của mình, răng phải được làm nhám để vật liệu nhựa có thể bám chặt nhất vào răng. Quá trình này thường được thực hiện với một công cụ giống như máy khoan, có thể khiến răng trở nên nhạy cảm. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương ở răng, mà nha sĩ có thể lựa chọn gây tê khu vực mà nha sĩ sẽ thực hiện dán răng để đảm bảo rằng bạn luôn thấy thoải mái nhất.

Trợ lý nha khoa thường sử dụng thời gian này để trộn nhựa để tạo ra màu phù hợp với màu răng tự nhiên của bạn. Sau khi bề mặt răng đã được làm nhám, lớp nhựa này sẽ được dán vào răng và định hình cẩn thận. Sau đó, một loại ánh sáng đặc biệt được sử dụng để làm cứng lớp nhựa đã được dán lên và nha sĩ có thể yêu cầu bạn cắn răng xuống nhiều lần để cho nha sĩ biết nếu bạn cảm thấy vẫn còn phần nhựa thừa nào vẫn cần phải được làm nhẵn. Quá trình này được lặp lại cho đến khi lớp dán răng của bạn trở nên nhẵn bóng và hoàn hảo.

Sau Khi Thực Hiện

Đừng ngạc nhiên nếu bạn có cảm giác hơi lạ ở răng sau khi thực hiện dán răng; miệng rất nhạy cảm với những thay đổi và răng của bạn có thể cảm thấy rộng hơn khi dán lớp vật liệu nhựa này. Dần dần, bạn sẽ quen với những cảm giác này.

Dán răng có thể không có tuổi thọ dài như mặt răng sứ veneers, nhưng bạn có thể dễ dàng bảo vệ lớp dán này đến mười năm, tùy thuộc vào vùng cắn và cách bạn chăm sóc răng đã được điều trị. Hãy nhớ rằng lớp dán răng không thể chống lại vết ố bẩn cũng như mão răng hoặc mặt dán sứ veneers, và không đáp ứng các phương pháp điều trị làm trắng. Tốt nhất là bạn vẫn nên tuân theo thói quen vệ sinh răng miệng lành mạnh để giữ cho lớp dán răng của bạn trông sáng trắng, bao gồm các biện pháp như chải răng với các kem đánh răng đa năng như. Để đảm bảo tuổi thọ lâu dài cho lớp dán răng, bạn cần tránh các hoạt động có thể làm nứt lớp vật liệu dán răng, chẳng hạn như sử dụng răng để mở màng bọc thực phẩm.

Dán răng là một phương án tuyệt vời để khắc phục nhiều vết nứt răng dù nhỏ nhưng cũng mang ý nghĩa quan trọng. Một chút kiên nhẫn và một buổi khám răng có thể giúp bạn giúp bạn có một nụ cười tươi sáng và rạng rỡ.