niềng răng có đau không? - colgate

Niềng răng có đau không? Các giai đoạn đau nhất khi niềng

Published date field Cập nhật mới nhất:

Được Colgate Global Scientific Communications đánh giá về mặt y khoa

*Bài viết đã được Colgate Global Scientific Communications đánh giá về mặt y tế.

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha giúp dịch chuyển và sắp xếp răng nhằm điều chỉnh khớp cắn và cải thiện thẩm mỹ răng miệng. Nhiều người vẫn thắc mắc liệu niềng răng có đau không? Cùng Colgate tìm hiểu câu trả lời chi tiết thông qua bài viết sau.

Niềng răng là gì? Niềng răng có đau không?

Niềng răng là một phương pháp thẩm mỹ sử dụng trong nha khoa kéo dài từ 2 - 3 năm hoặc lâu hơn tùy theo tình trạng răng mỗi người và phương pháp niềng trên khớp cắn, giúp răng đều và thẳng hàng. Niềng răng có thể điều chỉnh răng thưa, răng móm, răng hô, răng mọc lộn xộn,... và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng. Thời gian niềng răng có thể kéo dài từ 2 - 3 năm tùy theo tình trạng răng, phương pháp niềng.

Với câu hỏi “niềng răng có đau không?”, câu trả lời là có, cảm giác đau khi niềng răng là sự ê buốt, căng tức do dây cung siết các răng lại với nhau. Tùy vào khả năng chịu đau của mỗi người mà mức độ đau sẽ khác nhau. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ chỉ diễn ra trong vài ngày đầu, sau khi đã quen với việc siết răng, bạn sẽ cảm thấy bình thường.

niềng răng là phương pháp thẩm mỹ chỉnh nha

Những lợi ích của niềng răng

Niềng răng có thể đem lại những lợi ích như:

  • Đảm bảo thẩm mỹ cho khuôn mặt

Niềng răng điều chỉnh khớp cắn giúp khuôn mặt trở nên hài hòa, cân đối. Ngoài ra, còn giúp bạn có hàm răng đều, đẹp, tự tin hơn khi cười hoặc giao tiếp. 

  • Điều chỉnh khớp cắn, giúp cải thiện chức năng nhai

Răng mọc thưa, mọc lệch khiến bạn gặp khó khăn trong ăn uống và vệ sinh răng miệng. Lâu ngày có thể gây lệch khớp cắn nghiêm trọng, khiến bạn đau đầu, đau thái dương hàm,... Chỉnh nha có thể giúp bạn điều chỉnh răng về đúng vị trí và nhai thức ăn dễ dàng hơn.

  • Cải thiện tình trạng phát âm

Giọng nói bị chi phối bởi môi, răng, lưỡi nên nếu răng không mọc đều có thể khiến bạn khó phát âm, nói ngọng. Niềng răng giúp điều chỉnh hàm răng đều hơn từ đó khả năng phát âm cũng được cải thiện, âm thanh phát ra cũng chuẩn xác, dễ nghe hơn.

  • Giảm nguy cơ mắc một số bệnh lý về răng miệng

Răng mọc thưa, mọc lệch có thể khiến thức ăn bị kẹt, khó vệ sinh. Lâu ngày sẽ hình thành mảng bám sâu dưới nướu, làm tăng nguy cơ phát triển vi khuẩn và một số bệnh lý răng miệng. Niềng răng có thể chấm dứt được tình trạng này.

  • Thuận tiện cho việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng

Một hàm răng đều, đẹp sẽ dễ dàng chăm sóc và vệ sinh hơn, giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,... Hơn nữa, chăm sóc răng niềng là một quá trình đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ nên về lâu dài sẽ tập cho bạn thói quen vệ sinh răng miệng một cách kĩ càng.

  • Phòng ngừa sớm một số vấn đề do răng miệng ở trẻ nhỏ

Việc niềng răng ở trẻ nhỏ sẽ giúp quá trình phát triển xương được thuận lợi hơn và giai đoạn niềng răng khi trưởng thành cũng sẽ dễ dàng hơn, hạn chế việc can thiệp phẫu thuật chỉnh hình.

Nên niềng răng ở độ tuổi nào?

Thời điểm tốt nhất được bác sĩ khuyên niềng răng là trong vòng 2 năm sau độ tuổi dậy thì (tức là từ 12 đến 16 tuổi). Đây là độ tuổi trẻ còn đang trong giai đoạn phát triển và xương hàm còn chưa cố định nên việc chỉnh nha có thể được thực hiện dễ dàng, ít tốn thời gian hơn.

Các phương pháp niềng răng hiện nay

Tùy vào tình trạng răng và mong muốn của bạn, nha sĩ sẽ từ vấn phương pháp niềng phù hợp nhất. Dưới đây là một số phương pháp niềng răng phổ biến nhất hiện nay:

  • Niềng răng mắc cài kim loại: Đây là phương pháp niềng răng phổ biến nhất, có hiệu quả tốt và được lựa chọn nhiều bởi chi phí khá thấp. Tuy nhiên, niềng răng kim loại không mang lại giá trị thẩm mỹ cho người mang niềng, tạo cảm giác bất tiện khi ăn uống, nói chuyện.

  • Niềng răng mắc cài sứ: Các mắc cài được làm từ sứ sinh học, có thể chế tạo giống màu men răng tự nhiên nên có tính thẩm mỹ cao hơn và giá thành cũng đắt hơn.

  • Niềng răng mắc cài mặt trong: Mắc cài niềng răng sẽ được đặt tại mặt trong của răng, vừa có thể chỉnh răng, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên chi phí thực hiện cũng khá tốn kém. Ngoài ra, quá trình vệ sinh và ăn uống cũng sẽ khó khăn hơn khi niềng theo phương pháp thông thường.

  • Niềng răng trong suốt: Đây là phương pháp niềng răng hiện đại và thẩm mỹ nhất hiện nay nhưng chi phí khá cao. Phương pháp này có thể giúp bạn dễ dàng tháo khay niềng để vệ sinh và ăn uống. Tuy nhiên có thể gây sai lệch điều trị nếu bạn tháo khay quá thời gian cho phép.

>>> Đọc thêm: Niềng Răng Damon Là Gì?

niềng răng mắc cài kim loại

Giai đoạn nào đau nhất khi niềng răng?

Mỗi giai đoạn niềng răng, bạn sẽ có cảm giác đau nhức, ê buốt khác nhau:

  • Khi tách kẽ răng

Đây là bước đầu tiên để chuẩn bị gắn mắc cài lên răng. Mục đích của việc tách kẽ răng là để tạo khoảng trống giữa các răng, giúp răng dễ dàng xê dịch trong quá trình niềng. Sau khi tách kẽ răng, bạn sẽ có cảm giác hơi ê răng, cộm răng, có thể đau khi nhai. Cảm giác này sẽ giảm hẳn khi bạn đã quen với việc đeo niềng răng.

  • Khi nhổ răng để tạo khoảng cách dịch chuyển răng

Đây là giai đoạn khiến nhiều người cảm thấy ám ảnh nhất vì phải nhổ răng. Thực tế, khi nhổ răng bạn sẽ được tiêm thuốc tê, vậy nên bạn chỉ cảm thấy đau sau khi nhổ. Cảm giác đau này cũng không quá khủng khiếp, vẫn nằm trong ngưỡng chịu đau của con người.

  • Khi siết răng định kỳ

Tại các thời điểm tái khám, nha sĩ sẽ kiểm tra các xê dịch của răng và tiến hành siết răng để răng về đúng vị trí như dự định. Quá trình siết răng tạo ra áp lực mạnh lên răng sẽ khiến bạn có cảm giác hơi đau. Trong giai đoạn này, nếu bạn nhai đồ cứng hoặc nói quá nhanh sẽ tạo ra ma sát với môi và má dẫn đến chảy máu.

Cách giảm đau khi niềng răng

Để giảm các cơn đau khi niềng răng, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:

  • Sử dụng đá lạnh chườm lên khu vực bị ê buốt, khó chịu.

  • Súc miệng bằng nước muối để sát khuẩn, tăng tốc độ làm lành vết thương do mắc cài gây ra.

  • Ăn thức ăn mềm, không dai, không cứng.

  • Sử dụng sáp chỉnh nha để hạn chế sự cọ xát giữa niềng và môi, miệng.

Cách giảm đau khi niềng răng

Một số câu hỏi thường gặp khi niềng răng

Niềng răng có bị hóp má không?

Theo khẳng định từ các chuyên gia, niềng răng không gây hóp má, hóp mặt. Đây là tình trạng hiếm gặp khi niềng răng, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà không phải do niềng răng. Vậy nên, bạn cần xác định rõ nguyên nhân trước khi kết luận hóp má là do niềng răng.

Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng?

3 tháng đầu tiên khi gắn mắc cài là thời điểm niềng răng xấu nhất. Bởi vì lúc này răng còn khá lộn xộn và gắn mắc cài vào sẽ tạo cảm giác vướng víu hơn. Do đó, việc ăn uống và nói chuyện cũng diễn ra không thoải mái.

Những người nào không nên niềng răng?

Nếu bạn rơi vào một trong các trường hợp sau thì nhất định không được niềng răng:

  • Mắc bệnh nha chu quá nặng.

  • Đang trồng răng giả và răng bọc sứ.

  • Xương hàm quá yếu.

  • Mắc bệnh lý toàn thân như động kinh, tâm thần,...

Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn thêm những thông tin hữu ích về niềng răng. Niềng răng nên thực hiện càng sớm càng tốt. Quan trọng nhất là bạn nên lựa chọn nha khoa uy tín để có thể xác định được phương pháp phù hợp và mang lại hiệu quả tốt nhất.

  • Niềng răng có bị hóp má không?

    Theo khẳng định từ các chuyên gia, niềng răng không gây hóp má, hóp mặt. Đây là tình trạng hiếm gặp khi niềng răng, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà không phải do niềng răng. Vậy nên, bạn cần xác định rõ nguyên nhân trước khi kết luận hóp má là do niềng răng.

  • Giai đoạn xấu nhất khi niềng răng?

    3 tháng đầu tiên khi gắn mắc cài là thời điểm niềng răng xấu nhất. Bởi vì lúc này răng còn khá lộn xộn và gắn mắc cài vào sẽ tạo cảm giác vướng víu. Do đó, việc ăn uống và nói chuyện cũng sẽ không thoải mái.